Sunny Bech

Một góc của bãi biển Nha Trang.

Opera house

Nhà hát Nhà hát Opera Sydney, Úc: được người Việt gọi là "Nhà hát Con Sò".

Barong tượng trưng cho cái thiện

Điệu múa Barong: nét văn hóa đặc sắc của người Bali, Indonesia..

Nem chả

Nem chua, chả lụa: Món ăn đặc sản tại Nha Trang, Khánh Hòa.

Mũi Đôi - Điểm Cực Đông

Nơi nhìn thấy mặt trời đầu tiên ở Việt Nam thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Three sisters Sydney

TÀU DỪNG tại Katoomba


Thế là đã đặt chân đến Three sisters nổi tiếng, và 1 số điểm lân cận, ...
Biết thế nào là cảm giác leo núi bên Úc. 

Mà ko hiểu nó có gì mà nổi tiếng thế??? Chỉ là 3 ngọn núi với truyền thuyết 3 cô gái hóa thành đá,...


Vậy mà cả ngàn người chỉ mong đến để thưởng thức nơi này. Thôi thì đi cho biết đó biết đây vậy.

Hôm nay, đi 1 mình cứ chậm rãi và tự nhủ: sau này sẽ không đi 1 mình vậy nữa, phải có người đồng hành mới được.
Đang đuối đuối thì gặp 1 nhóm các bạn khác: Nhật, Ý, Thái, Brazil, Indonesia... đồng hành thấy chặng đường thú vị hơn nhiều.

Nơi đây cũng có đầy người Trung Quốc, vừa đông đúc, lại ồn ào. 
Thấy nhỏ người Ý nói: nước nó giờ toàn người "Chung ủa". 
Mình lỡ miệng : "There are a lot of China people in my country, too. They're really noisy" hỏng biết có động chạm bạn nào không, mà mí bạn chuyển sang nói chuyện Indonesia, hết dám nói " chung ủa" nữa.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

Chi phí đi lại ở Sydney, cách dùng thẻ Opal card?

                                                         
                                                              OPAL CARD 
                                (Thẻ đi tàu điện, bus, xe điện, tàu thủy tại Sydney)




Thuộc bang New South Wales của nước Úc, Sydney nổi tiếng có sức hút lạ kỳ, khí hậu ấm áp so với nhiều TP khác, là thành phố lớn nhất Úc, trung tâm hành chính kinh tế của bang, nổi tiếng với bến cảng Sydney, những bãi biển đẹp, cộng đồng đa văn hóa, trở thành thành phố quốc tế và là lựa chọn lý tưởng cho những ai tới Úc.
Phương tiện giao thông ở Sydney khá đa dạng. So với những thành phố khác ở Úc, chi phí đi lại ở Sydney khá cao, thành phố cũng đứng đầu về phí đăng ký xe, bảo hiểm và học lái.

Mỗi gia đình trung bình mỗi tuần chi trả khoảng hơn 500 AUD cho việc đi lại ở Sydney.

Nếu bạn có đến du lịch, cách đi lại ở Sydney tốt nhất là nên dùng phương tiện công cộng và không nên đi xe đạp vì rất nguy hiểm


Sử dụng thẻ Opal đi lại tại Sydney

Để tiết kiệm chi phí và thuận tiện đi lại, bạn có thể mua thẻ Opal card Sydney hoặc vé Opal một chuyến để đi các phương tiện công cộng ở Sydney gồm: xe bus, tàu hỏa, xe điện (light rail) và phà, không giới hạn trong thành phố và vùng ngoại ô.

Với thẻ Opal Sydney, bạn có thể sử dụng các phương tiện di chuyển từ Sydney đến Melbourne, Blue Mountains, Central Coast, Hunter, Illawarra và Southern Highlands với mức phí khác nhau cho từng loại phương tiện.

Bạn có thể mua thẻ Opal tại bất kỳ trạm tàu điện, trạm phà hay sân bay ở Sydney
Hay truy cập transportnsw.info/opal-retailers để tìm địa điểm gần nhất mua.

Có các loại thẻ Opal dành cho: Người lớn, Trẻ em/ thanh thiếu niên, Người cao niên/ nhận tiền cấp dưỡng và Thẻ giảm giá.
(Thẻ của mình là loại thẻ cho người lớn, không được giảm giá gì cả nha)
Cuối tuần thì phí đi lại luôn rẻ hơn ngày thường. Tuy nhiên, rất đông đúc và hầu như không có chỗ ngồi í.


Người dùng nạp bao nhiêu sẽ tiêu bấy nhiêu.

Cách nạp thêm tiền vào thẻ Opal Sydney Transport là bạn đăng ký chế độ tự động nạp thêm (có thể lựa chọn trên opal.com.au), cách khác là nạp trên ứng dụng Opal Sydney App hay tiệm bán lẻ gần ga bạn đi.

Người dùng có thể tải ứng dụng


  • Có một số ký hiệu phương tiện đi lại ở Sydney để bạn hiểu rõ khi xem hành trình:
- Tàu hỏa ở Sydney: ký hiệu là chữ (T) trong vòng tròn màu cam.
- Xe bus ở Sydney: ký hiệu là chữ (B) trong vòng trong màu xanh dương.
- Xe điện light rail: ký hiệu là chữ (L) trong vòng tròn màu đỏ.

Sự khác biệt giữa xe điện và tàu hỏa ở Úc là tàu điện chạy trên đường phố trên đường ray như tàu hỏa và hoạt động bằng điện.



Khi đi lại bằng các phương tiện công cộng, bạn cần chạm thẻ Opal Sydney khi lên và khi xuống. Riêng tàu điện không có chỗ để chạm thẻ trên xe, bạn cần chạm ở cột Opal được đặt gần điểm dừng.

Trên đây, là một số chia sẻ nhỏ bé của mình cho bạn nào chuẩn bị đến Sydney du học, du lịch hoặc vừa đến Sydney mà không biết hỏi ai. Cứ liên hệ với mình nhé.
Đây là link fb của mình: https://www.facebook.com/hoainhi.kh?ref=bookmarks

TRUNG THỰC "Being honest"


 Nói về trung thực "Being honest"


Cô giáo đưa cho mẫu giấy này: Ý muốn mí bạn xếp thứ tự cái gì theo bạn là quan trọng nhất, nhì, ba,... trong cuộc đời bạn.

Thì chập hồi mới biết: hầu hết là chọn "being honest": (chọn thành thật) là quan trọng nhất trong cuộc đời họ. 
Bất ngờ quá. 
Riêng mình chọn sức khỏe quan trọng nhất mà bọn nó cứ chíu mày như ngoài hành tinh vậy. 
Mình chọn sức khỏe là có lý do. 

Sao  với họ "being honest" lại quan trọng như vậy???



Khi làm bài kiểm tra "test" kể cả trắc nghiệm và thi viết, mỗi khi làm xong dừng bút. 
Mình lại ngạc nhiên: giáo viên đưa luôn đáp án cho học viên tự chấm đúng sai và mấy điểm. Sau đó nó thu bài lại. 
Giáo viên chẳng cần ngồi chấm cho mệt.
Tự hỏi: mèn ơi, ở VN kiểu này học trò tự sửa lại câu trả lời hết. chắc ai cũng 10/10. 

Vậy ra đó là "being honest"?

Đi nhà thờ, người ta phát kẹo chocolate cho các bé vào ngày lễ: Thấy có cô bé phát rồi, sau có người khác không biết đưa thêm cho e, thì em nói e có rồi, ko lấy nữa.
Đó có phải là "being honest"?

À, vô siêu thị bên này là hỏng có gửi đồ, túi xách như ở VN đâu, lần đầu mình cũng nhào vô hỏi: có phải gửi đồ không? nó nói: no no no, nghĩ bụng là being honest hay là vì bên này hiện đại quá, camera nơi nơi, tem nhãn mác kích hoạt chíp hết rồi. Đi ra mà ko thanh toán nó kêu ầm lên. Có nước xỉu.

Ở đây thấy số cảnh sát 000 dán khắp nơi công cộng. Bên này trẻ con bị bố mẹ mắng cũng có thể gọi 000. Lời khai của bố mẹ mà khác trẻ thì nó tin lời khai của trẻ.

Nhắc tới cảnh sát mới nhớ, kể chuyện ngu của mình cho mí bạn nghe:

Ngày đầu tới đây, Mình bị mất cái Iphone cùi của mình, chẳng biết gọi ai. 
Liều mạng nhấn 000, họ vẫn vui vẻ nhận điện thoại, ghi chép thông tin, hỏi số imei điện thoại, màu sắc,...
Hỏi thêm mày có cần phiên dịch người Việt không?..., m chờ 1 ngày ko có, m gọi số này..., nảy h mày nói chuyện với tao, tao tên là XYZ,...nhiệt tình thấy sợ,...

Sau kể lại cho bạn bè nghe, nó cười nói: may là ko tới bắt vì cái tội mất có cái điện thoại cũng báo cảnh sát.

Mình sống ở Sydney thấy đâu đâu cũng có camera: ngoài đường, trong nhà, bạn dừng xe sai, 30s sau có giấy phạt ngay cho bạn. 
Trạm thu phí cũng tự động tick đèn trừ tài khoản ngân hàng. Chả thu phạt gì bằng Tiền mặt đâu. Nên hỏng có hối lộ được mô.

Đến nổi thấy đổ xăng cũng tự đổ rồi vô tự trả tiền,...

Bên này trả lương cực kỳ cao, lương bèo bèo mà sống qua ngày là phải 4000 AUD/ tháng. Mà hỏi ra mới biết chính phủ thu thuế rất cao. Làm càng nhiều thu thuế nhiều. 

Mình hỏi ngu 1 câu: "ê mài ơi. vậy bên này có trốn thuế lách luật j được hăm?" nó nói, chỉ có tiểu thương người Châu Á buôn bán bằng tiền mặt thì có thể. Nhưng mà bị phát hiện thì tịch thu toàn bộ, ... Chứ 1 xu trong tài khoản nó cũng biết chứ đừng mong trốn thuế.
...

Nói chớ mỗi nước 1 nền văn minh khác nhau. Không áp dụng rập khuôn từ nước này sang nước khác được. Nhưng có nhiều cái mình nể nước bạn lắm á.

Miss you, Sydney!

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

"Thị Phi"


THỊ PHI

Hôm nay đọc sách "Còn khóc ngon lành" của tác giả nữ Lê Giang, bà có nói 2 câu thơ về thị phi (sách trang 33, dòng 18,19) như sau:

"CHỈ ĐÂU MÀ BUỘC NGANG TRỜI
ĐỐ AI BIT MIỆNG ĐƯỢC LỜI THỊ PHI"



                             https://www.facebook.com/hoainhi.kh/posts/1723146351063916

Nên cứ bơ đi mà sống, các bạn ạ. 
---
Ảnh chụp lúc Nhi đi học lỏm nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống nè. Đà Lạt nha!




Đi đâu cũng học được nhiều điều, kể cả công việc mình làm nữa. Mà học hoài chả thấy khôn lên tẹo nào, càng học lại thấy mình có quá nhiều điều ko biết. 
Học bền vững, haha...




Bão Damrey - Bão số 12 năm 2017


   
NƠI CƠN BÃO MANG TÊN CON VOI ĐÃ ĐI QUA
---
Đối với những vùng đất quanh năm mưa bão, thì cơn bão này chẳng là gì. Nhưng đối với những người mà đầu 2 thứ tóc rồi mới biết bão là gì? Thì nó thật sự đáng sợ và Khủng khiếp.



Ngày 3/11/2017, UBND Tỉnh Khánh Hòa gửi hàng loạt tin nhắn khẩn cấp về tin bão số 12, học sinh trên toàn tỉnh nghỉ học.
Trước vài tiếng đồng hồ khi cơn bão tiến vào: Trời mưa nhẹ, không 1 chút gợn gió, đôi chỗ không 1 giọt mưa rơi, xe cộ vẫn chạy lác đác. Có 1 sự im lặng đến đáng sợ, pha lẫn chút tò mò và có cái gì đó chủ quan. Người người nhà nhà vẫn sinh hoạt bình thường.



Có nhà kia, vẫn tổ chức anh em tụ tập nấu ăn, rượu say là đà.


Có cô kia vẫn hồ hởi nói: để xem ngày mai bão ra sao rồi thuê xe đi đâu đó.


Có vị linh mục tên Bảo, nhân tiện ngày mai sắp có bão về kể về cuộc đời của mình, vì sao lại có tên Bảo (Bảo dấu hỏi nghe).


Có đôi bạn trẻ vẫn thì thào điện thoại cãi nhau chuyện cũ rích: yêu hay không yêu, dừng hay tiếp tục.


Có cậu học trò nhỏ, đau bụng dậy đi vệ sinh, hôm sau kể lại cô giáo: lúc con đi vệ sinh vẫn còn điện sáng lắm, con không sợ.


Có nhiều nhà vẫn thức xem ti vi.


Có xe cấp cứu chỉ có đèn mà không còi hú đưa người quay trở về,
Và rồi mọi người chìm vào giấc ngủ…
---
2h sáng, ngày 4/11/2017.


Mẹ bị thức giấc bởi cơn gió quá mạnh rít qua, vội gọi 1,2 người dậy. Nhìn qua cửa kính, rồi hồi hộp trở về phòng nhắm mắt, định thần để cố ngủ lại. Mà nào có ngủ được, chỉ là nhắm nghiền mắt để nghe rõ mọi thứ xung quanh.

4h sáng, ngày 4/11/2017.


Cả nhà lại tỉnh giấc, điện mất hoàn toàn, ở trong nhà mà cảm tưởng mọi thứ xung quanh như muốn sụp đổ, tiếng mưa to ầm ầm, tiếng gió vù vù, gió cứ đi qua lại đi lại, như không có lối thoát. Nghe tiếng cây gãy, nghe tiếng mái tôn lào xào trên mái nhà… Ba động viên, về phòng ngủ đi con.
Vậy mà ngoài đường vẫn có cô bán rau chạy xe máy, như thói quen đi chợ sớm mua rau về bán, tự hỏi: cô ấy có bị làm sao không? Cô ấy không sợ sao?...

6h sáng, ngày 4/11/2017.


Tiếng nước chảy róc rách trong nhà, trần nhà phòng khách sụp. Tưởng thấm nước, cả nhà ngập tràn trong nước.
Có tiếng xe cấp cứu chạy ngoài đường, thì ra có đứa bé sắp chào đời trong tâm bão.


Có đôi vợ chồng già, ngồi co ro 1 góc dưới nền nhà, ngồi bần thần người nhìn mưa trút, nước tràn đến ngón chân: tiền đâu mà sửa nhà đây. Mưa bao giờ mới ngớt? Con cái ở xa có sao không?

8h Sáng, ngày 4/11/2017,


Nhà nhà người người đổ đi đến cửa hàng vật liệu xây dựng mua tôn, ngói các kiểu, cung không đủ cầu.
Và hậu quả sau cơn bão thế nào, có đầy trên mạng, trên các website.

Chỉ biết trong đêm bão ấy: có ngôi nhà 2 tầng mới ăn tiệc nhà mới bị sụp hoàn toàn, cả nhà bị thương ở bệnh viện.


Có cô giúp việc nghèo: giành giụm tiền cả đời, vay mượn này nọ được 1 trang trại gà: hơn 700 con chết sạch sau vườn.


Có hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái, nguyên 1 ngôi làng bị sụp đổ, đìu hiu,..


Có anh trai, ở 1 khu tập thể mấy trăm người không có nước đi vệ sinh, nói chi đến tắm.


Có cô em gái, bị mắng oan vì cơn bão vừa qua.


Mọi thứ ở 1 góc nhỏ nhỏ nào đó, cuộc sống quay trở về thời ngày xửa ngày xưa: tiêu đìu, tan thương, không điện, không nước, không nhà, không quần áo mặc. 


Lòng tự hỏi: Vậy là cơn bão đã đi qua rồi sao? 
10 ngày nữa đã kịp có điện chưa? 
Ông trời xin đừng mưa, có được không? 
Người thân quen có làm sao không? 
Điện thoại mất sóng, điện thoại hết pin, đêm về là những ánh nến lay lắc.

Những góc khác: vẫn bình yên, vô tư lự, vẫn nói cười rôm rả, cuộc sống dần dần trở lại như thường ngày.


Nha Trang, ngày 6.11.2017 nơi cơn bão đã đi qua.





(Nhà của Nhi bị lủng hết phần ngói, và đổ sụp cái la phông, sau mấy năm mới có tiền thay ngói chớ vẫn chưa có tiền sửa lại nè, hichic)

CÂU NÓI :" GÂY SÁT THƯƠNG NHẤT VỚI BẠN LÀ GÌ?"


CÂU NÓI :" GÂY SÁT THƯƠNG NHẤT VỚI BẠN LÀ GÌ?"

---

Câu nói gây tổn thương nhất đối với tất cả người nghe đó là: "Tôi bận/ Tôi đang rất bận/ Tôi bận rồi, nói chung là bận,... nên không thể ngó, liếc, hay giành 1 giây... cho anh/chị/em/mày được."




Mình là người văn minh thì nên nói: 
"Giờ tôi đang bận, tí nữa tôi sẽ xem nhé!"

"Hay giờ tôi đang bận tôi sẽ gọi lại bạn ngay khi có thể, hồi nảy tôi bận, bạn cần tôi gì à,...?"

Trên đời này, chả có ai không bận cả. Quan trọng là sẽ có lúc bạn sẽ cần người khác hỗ trợ. Vậy hãy cân nhắc cái câu nói "bận" của mình để đừng làm tổn thương người khác.

Dù bạn có là người rất quan trọng đi chăng nữa, thì cũng sẽ có người quan trọng hơn bạn. Không ai là không thể thay thế được. Nhớ nhé, các bợn!

Car Honk (Văn hóa Còi xe)

CÒI XE (Car Honk) ♪♪♬
---


Một  người Úc lần đầu tiên sang VN du lịch, chia sẻ với Nhi: 
“Nói thật với mày, chứ cả cuộc đời tao ở Úc: số lần tiếng ồn tao nghe từ còi xe ở nước tao không bằng 1 tuần tao tới thăm đất nước VN của mày”
Mà trông ông ấy phải hơn 60 tuổi á. ♫



Tại Sydney, người ta rất hiếm khi bóp còi xe, trừ trường hợp quá nguy hiểm, hoặc là quá tức giận người lái xe khác. Vì bóp còi xe vậy rất mất lịch sự ở đất nước họ.
Một thông tin rất thú vị mà nhà mình cũng nên biết đó là:


Sân bay quốc nội ở Sydney đóng cửa vào lúc 11h đêm.
Sân bay quốc tế tại Sydney đóng cửa vào lúc 11h30 đêm.



Ngạc nhiên quá à.


Vâng, Nhi đã há hốc mồm, hỏi người bạn nước Úc: “sao nước mày kỳ vậy? lỡ có những chuyến bay từ nước khác nó đến nước mày vào sau giờ đó thì sao? Mỗi nước 1 múi giờ mà, sao bên mày khắt khe quá vậy?,…”


Người bạn í nói: sau 11h đêm, Mà máy bay còn bay, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ người dân nước nó, ảnh hưởng đến sức khỏe dân nước nó là không có được, hoàn toàn không được.


Các bạn cho tui xin cái cảm nghĩ của mình về điều này được không???





Sống sót sau 9 tiếng “say” máy bay Air Asia


Sydney - Kuala Lumpur - HCM

            

Sống sót sau 9 tiếng “say” Máy bay của hãng Air Asia.

Đó là 1 ngày mùa thu bắt đầu trở lạnh ở nước Úc, nhưng đối với tôi lại là quá lạnh.

Tôi luôn có cảm giác mình là cô gái quá nhỏ bé giữa đất nước quá rộng lớn này.
Những chuyến tàu cứ chạy dài mãi, những con người to cao so với tôi.
Những cơn gió lạnh như cắt vào da khi đứng đợi tàu,
Những người bạn mới từ khắp nơi trên thế giới

Một mình tôi giữa những kiến trúc vĩ đại, thiên nhiên nơi đây, 1 mình tôi ngồi tàu phải nghe vài ba thứ tiếng của từng nhóm người. Có lúc tôi thấy mình thật sự bé nhỏ, lạc lõng,...

Cái ngày tôi quyết định chia tay với tình yêu của mình, nước Úc trong tim tôi. 
Tôi yêu nơi này <3.

Nếu gọi nước Úc là người yêu cũ, thì đối với tôi, nó mãi mãi là 1 phần của mình, mãi mãi.

Ngày mà chưa đến Úc, tôi còn dự định sẽ đi Mỹ để xem cái cường quốc hàng đầu thế giới nó ra sao?,

Còn muốn phải đặt chân đến Hàn Quốc để hiểu tại sao nước này người theo đạo công giáo lại đứng đầu Châu Á?

Phải sang Brazil để trả lời thắc mắc: tại sao nước nó giàu, mà dân nó bất mãn và di dân nhiều vậy?

Phải ghé nước Nhật để biết văn hóa học hành ra làm sao? khi mà học sinh nước nó cứ tặc lưỡi chê giáo dục nước nó quá nặng nề lý thuyết, còn dân nước khác xem giáo dục Nhật Bản là tấm gương sáng? , 

Hay ít ra phải đến Thái để hiểu vì sao hàng hóa Thái được người châu Á khắp nơi trên TG ưa chuộng vậy?

Vậy mà, sau khi trải qua chuyến bay của hãng Air Asia tôi đã thay đổi. Lòng chững lại, không còn khát khao đi như trước nữa, chỉ muốn ở nhà với mẹ nhiều hơn. Thật đấy!


Chuyến bay từ Sydney tới Kuala khởi hành 11h AM

Tôi đã xuất phát lúc 7h sáng, quan sát nước Úc (Sydney) thật kỹ 1 lần nữa. 
Đến sân bay chật vật với đống hành lý, tốn 6AUD để lấy xe đẩy chứ hổng có free như những sân bay khác, Mà khờ khờ đâu biết lấy sao đâu, mò mẫn mãi mới lôi được xe ra, giữa cái trời gió cắt rát da, tê tái.

Dò thông tin chuyến bay trên bảng điện tử loay hoay checkin, cần 1 cú điện thoại cho người ân nhân tại Úc, nghe a kia nói tiếng Việt nên hỏi mượn nhá máy, mà ảnh tỏ thái độ xua đuổi. Nhìn sang cô gái bên cạnh người Trung quốc cổ nhiệt tình bấm số gọi giúp.

Không có cái đắng nào hơn, cái thái độ người Việt thờ ơ với người cùng chung tiếng nói với mình. Nên đôi khi bạn phải chấp nhận sự thật rằng: người Việt nên học cái cách đoàn kết của người TQ. Đó là cái cách họ sinh tồn ở khắp nơi trên thế giới. Ta còn thua xa lắm.

Sau khi qua loạt checkin, an ninh, Hải quan tôi đã lên máy bay.
Nói thêm là toàn bộ thủ tục hải quan Úc đều làm bằng máy, nhanh gấp nhiều lần đứng xếp hàng chờ thủ tục HQ VN. Vì ức chế vụ này nên note lại. 

Máy bay cất cánh được 1 tiếng đồng hồ, tôi bắt đầu say, cảm giác máy bay Air Asia khá sốc, ko êm ái so với những hãng tôi từng bay, 1 phần chắc tôi mệt. Và thế là, làm phiền anh bạn (hình như người Úc lai) ngồi bên (dãy 3 ghế, chỉ có 2 khách, tôi và anh khách này ngồi 2 đầu, tôi ngồi trong) anh này muốn ngủ, nói tôi nếu muốn đi WC hãy đánh thức ảnh vào vai nhé. Cho tôi mượn cuốn sách anh ta đọc lở dở nữa chớ.
...

Tôi lay anh chàng ko quen này dậy, rồi nói: này bạn, tôi cảm thấy rất mệt và muốn ói, xin giúp tôi. 
Anh ta lục 2 cái ghế, xé sẵn 2 túi nôn cho tôi, cho luôn chai nước suối anh ta,...

Rồi tôi nôn nhiều, phải chạy ra chạy vô nhà vệ sinh liên tục, đuối quá, chạy tới chỗ tiếp viên, ngồi bệt xuống sàn máy bay ăn vạ tiếp viên, họ động lòng thương: cho 1 viên thuốc say xe uống, cầm cừ mà ko xi nhê.

Tôi lại nôn tới tấp chịu không nổi chạy tới ngồi ăn vạ lần 2: lúc này trai đẹp tiếp viên kéo tay ngồi ghế, gái đẹp tiếp viên pha cho ly nước sôi pha dầu gió để ngửi, trai đẹp khác lại pha cho ly nước đường,... Ơn giời, tôi đã tỉnh dần.

Lúc tỉnh trong đầu nghĩ: thái độ phục vụ quá tốt, vì thái độ này tôi muốn làm việc cho Air Asia. Nên về VN đã tìm kiếm thông tin tuyển dụng của hãng nhưng ko có tuyển, ahihi. May quá, không thì bây giờ đã là nhân viên air asia rồi .

Trong lúc, vật vã thì tôi làm quen với chị bạn cũng bị say máy bay nhẹ người Malaysia, cưới chồng Úc đang về thăm nhà. Hai nàng ngồi nói chuyện mê say cả tiếng, 2 đứa giành luôn 2 cái ghế tiếp viên...

Chính cô gái ấy, đã giúp tôi kéo hành lý khi máy bay hạ cánh. Hỏi giúp tôi vài thứ để chuẩn bị checkin tiếp 
Khi chia tay, tôi cảm ơn rối rít. cổ mỉm cười nói: "mày ko cần phải cảm ơn, tao giúp m vì tao có thể, chỉ cần sau này mày có thể giúp đỡ được ai đó là ok rồi". 

Tôi ko dám quên câu trả lời của cổ.

---

Kuala Lumpur - HCM
---

Mèn ơi, chưa thấy cái sân bay nào soát kỹ bằng chú Kuala, qua 2 lần an ninh soi chiếu, check đến 4 lần.

Mệt lả người vì ói suốt mấy tiếng, ăn vội 1 viên socola cầm sức. 
Vậy mà máy bay còn bị delay gần 2 tiếng, cảnh sát Malay soi đèn pin vô hộ chiếu, vô mặt từng công dân Việt Nam
Tôi quay sang hỏi, ngta bảo: sau vụ cô gái VN ám sát anh trai Tổng thống triều tiên thì mọi thứ bị rà soát chặt như thế. Ôi mẹ ơi, con sắp xỉu rồi. Sao đường về nhà, gian nan vậy mẹ ơi?

Và tiếp tục chịu cơn say nhẹ suốt chặng bay Kuala- HCM 2 tiếng
...


Australia- Đất nước Đa Văn hóa - Nơi đáng sống

ÚC, ĐẤT NƯỚC CỦA TÌNH BẠN ĐA VĂN HÓA

🚲

Mới sáng sớm, Nhi nhận được tin nhắn LINE từ cô bạn ở Sydney. Bạn tưởng Nhi vẫn còn ở Sydney nên rủ Chủ nhật đi BBQ ở gần công viên khu vực Central với 1 nhóm đến từ 1 vài nước: như Ý, Thái, Inđô, Nhật, Columbia,.. 

( Hình bên dưới là nhóm lớp Nhi nè)

Cổ hoạt bát, nhanh nhẹn mặc dù có nhiều cái còn ngơ ngớ nhưng thu hút lắm. Cổ là trưởng nhóm, người Indonesia
Mình nói thật, dân Châu Á: Thái, Indonesia, Nhật họ rất giỏi trong việc kết nối bạn bè. VN mình còn rụt rè lắm. Nhi cũng vậy.

Món ăn ưa thích chúng mình hay lựa chọn, khi quây quần lại ờ cái xứ sở chuột túi này là món nướng BBQ: Mỗi người chỉ cần đóng góp từ 5-7 đô (AUD) là có buổi Party nướng hoành tráng ngoài trời rồi. Vui lắm tuy hơi mệt chút, hì hì. 

Khỏi phải nói là bọn họ cực kỳ thích Pizza, thích ăn McDonald's , thích món chả gà chiên xù như thương hiệu Red Rooster của Úc,. Mỗi đứa 1 cái bánh Pizza ăn cái vèo là hết. Còn mình ăn 1 miếng là ngán.
( Mình ăn Red Rooster chỗ này nè)



Đi chơi nhóm với nhau, mấy bạn người Ý làm sẵn mỳ spaghetti bỏ vào hộp rồi mọi người ăn chung, mấy bạn Thái thì hay làm cơm,…
Và mọi người thường xuyên ăn snacks như kiểu là món ăn sáng, trưa, tối, tiện lợi vậy á.

Balo, túi xách của Nhi lúc nào cũng thủ sẵn bánh kẹo. Vì từ chỗ trọ đến chỗ học khá xa.
Đi 1 chặng Bus 1 tiếng, 1 chặng tàu 2 tiếng. Đói bụng là lôi ra ăn ngay.

Nhi cực kỳ thích món chocolate Tim Tam và chocolate snickers của Úc luôn, nhắc tới mà thèm. 

Và món bò bít tết khoai tây (beef steaks) đặc trưng của dân Úc.


Mấy bạn trẻ ở VN thì thích ăn và uống theo thời thượng xu thế, Mỹ có →VN có, Nhật có VN có, Thái có VN có, Hàn Quốc có → VN có luôn,… nói chung cái gì mà nổi nổi trên thế giới là VN đều có đại diện vài cái, không phải là hầu hết nhưng cũng không hề chịu thua nước nào.

Chú thích 1 chút: 


Giới trẻ ở bên Úc có xu hướng dùng LINE và Instagram hơn các ứng dụng khác.
Người trung niên VN tại Úc thì hay dùng Viber.

Còn giới trẻ VN thì không chịu thua kém, cái nào cũng xài tuốt hết á, hễ thế giới có là VN có à. Nhưng xu hướng tại VN thì dùng Zalo và Facebook nhiều hơn hẳn. Nay là có Tiktok nè.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

Nguyễn Thị Hoài Nhi là ai?

Nguyễn Thị Hoài Nhi sinh ngày 24 tháng 02 năm 1989.
Cô nàng với vẻ ngoài nhỏ nhắn, nhưng bên trong nghị lực. Cái tên bé thơ, nhưng ước mơ thì lớn.

Là con gái thứ hai trong gia đình có 4 người con: 2 trai, 2 gái. Cô là chị Ba.
Anh trai là Linh mục, em gái là Suer (sơ) dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, em trai út là Tiếp viên hàng không.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More